Phân hệ kế toán giá thành sản xuất theo đơn hàng
1. Giới thiệu chung
Chương trình này sẽ đề cập đến các vấn đề liên quan đến kế toán chi phí và
tính giá thành sản phẩm theo
đơn hàng
Sẽ lần lượt giới thiệu các vấn đề sau:
1.
Khai báo sản phẩm và dở dang đầu kỳ sp sản xuất theo đơn
hàng (lệch sản xuất)
2.
Tính giá thành sp sản xuất theo đơn hàng (lệnh sản xuất)
3.
Báo cáo giá thành
sp sản xuất theo đơn hàng.
2 Khai báo danh mục từ điển
Khai báo tương tự như phân hệ giá thành sản phẩm sản xuất liên tục
3. Khai báo đầu kỳ
3.1
Nhập
lệnh sản xuất
Các thông tin về
lệnh sản xuất gồm có:
Phần thông tin chung về lệnh sản xuất
-
Số lệnh
sản xuất
-
Mã tra
cứu
-
Ngày
lệnh sản xuất
-
Diển
giải
-
Mã phân
xưởng
-
Chọn
danh sách bộ phận: liệt kê các bộ phận hạch toán mà chi phí tập hợp cho các bộ
phận hạch toán đó sau này sẽ được phân bổ cho lệnh sản xuất này
-
Ngày
bắt đầu (kế hoạch)
-
Ngày
kết thúc (kế hoạch)
-
Ngày
bắt đầu (thực tế)
-
Ngày
kết thúc (thực tế)
-
Tài
khoản dở dang
-
Mã đơn
vị
Phần chi tiết các mặt hàng:
-
Mã sản
phẩm
-
Tên sản
phẩm
-
Ngày
bắt đầu
-
Hạn
hoàn thành
-
Số hợp
đồng
-
Số
lượng kế hoạch
-
Số
lượng sản xuất
-
Số
lượng kiểm tra
-
Số
lượng nhập
-
Số
lượng hỏng
-
Số
lượng làm lại
3.2. Nhập định mức nguyên vật liệu
Định mức nguyên vật liệu được cập nhật từng sản phẩm theo lệnh sản xuất
3.3. Khai báo hệ số phân bổ chi phí
Trong trường hợp một yếu tố chi phí nào đó được
phân bổ theo hệ số thì ta phải khai báo hệ số phân bổ.
Hệ số phân bổ được khai báo cho từng yếu tố chi phí và có thể riêng biệt
cho lệnh sản xuất4. Cập nhật số dư đầu kỳ
Khi bắt đầu sử dụng chương trình ta cần phải cập nhật số dư và số phát sinh
lũy kế đến đầu kỳ cho các vụ việc công trình dở dang.
4.1 Cập nhật số lượng dở dang đầu kỳ
Số lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ chỉ phải cập nhật
1 lần khi bắt đầu sử dụng chương trình.
Số lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ được cập nhật cho
từng sản phẩm ở từng lệnh sản xuất.
Trong trường hợp một sản phẩm có số lượng dở dang
khác nhau theo từng loại yếu tố chi phí thì ta phải chi tiết số lượng dở dang
từng loại yếu tố chi phí.
4.2 Nhập nguyên vật liệu cho sản phẩm dở dang đầu kỳ
Trong trường hợp giá thành sản phẩm phải phân tích chi tiết theo từng nguyên vật liệu thì ta phải cập nhật chi tiết dở dang nguyên vật liệu của từng sản phẩm theo lệnh sản xuất.4.3 Cập nhật sản phẩm dở dang đầu kỳ theo yếu tố chi phí
Theo từng yếu tố chi phí của từng sản phẩm ta phải cập nhật số tiền dở dang
đầu kỳ ở từng lệnh sản xuất
5. Tính giá thành sản phẩm sản xuất theo đơn hàng
5.1
Bài toán tính giá thành sản phẩm sản xuất theo đơn hàng
Sự đa dạng của quy
trình tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất của từng loại sản phẩm,
yêu cầu của người quản lý về việc tính giá thành sản phẩm nên quy trình và
phương pháp tính giá sản phẩm rất đa dạng.
Và sự đa dạng của
bài toán tính giá thành sản phẩm nên chương trình chỉ thực hiện tính giá thành
cho một số trường hợp chuẩn, tương đối phổ biến, còn các trường hợp khác thì
chương trình chỉ cung cấp các chức năng riêng biệt một để người sử dụng lựa
chọn, kết hợp các chức năng này phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm.
Ví dụ về sản phẩm
sản xuất theo đơn hàng có thể là sản phẩm may mặc, sản phẩm cơ khí…
Sản xuất theo đơn
hàng thường có đặc thù sau:
-
Số
lượng sản phẩm nhiều đa dạng
-
Sản phẩm
thay đổi theo từng đơn hàng cụ thể và mã hóa sản phẩm thường khác nhau cho từng
đơn hàng.
-
Sản
phẩm được sản xuất theo đơn hàng của các khách hàng và sau đó giao trực tiếp
cho khách đặt hàng chứ không bán qua các kênh phân phối.
-
Chi phí
nguyên vật liệu thường được tập hợp theo đơn hàng/lệnh sản xuất và được tính
toán dựa vào định mức.
5.2
Tổ chức
các trường thông tin để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm sản xuất
theo đơn hàng
Về các phương án tổ chức hệ thống tài khoản và các danh mục từ điển để tập
hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm đã được trình bày trong chương 2
"Các công việc chuẩn bị cho sử dụng chương trình Fast Accounting".
-
Trường “Sản phẩm” dùng để theo dõi tập
hợp chi phí trực tiếp đến sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm.
-
Trường “Lệnh sản xuất” dùng để tập hợp chi
phí trực tiếp cho lệnh sản xuất. Lệnh sản xuất thường được gắn với từng đơn
hàng cụ thể.
-
Trường “Bộ phận hạch toán” (tập hợp chi phí) dùng
để theo dõi việc tập hợp các chi phí chung của bộ phận/phân xưởng mà không thể
chỉ rõ cho lệnh sản xuất được.
-
Trường “Phân xưởng” dùng để theo dõi các
lệnh sản xuất được giao cho các phân xưởng nào.
Chi phí phát sinh có thể được tập hợp ở 3 mức: ghi rõ trực tiếp cho sản
phẩm, tập hợp theo lệnh sản xuất hoặc cho bộ phận hạch toán (nhà máy, phân
xưởng).
Đối với các chi phí không ghi rõ trực tiếp cho từng sản phẩm thì sẽ được
tập hợp theo các tiêu thức khác nhau và sau đó được phân bổ cho các sản phẩm.
Lưu ý:
So với giá thành sản xuất liên tục thì việc tổ chức thông tin để tính giá
thành của sản xuất theo đơn đặt hàng chỉ khác nhau ở “lệnh sản xuất” và “phân
xưởng”, thay vì chi phí được tập hợp theo phân xưởng thì ở đây chi phí được tập
hợp theo lệnh sản xuất. Vì vậy việc khai báo, cập nhật số liệu, trình tự tính
giá thành ta có thể tham khảo ở phần tính giá thành sản phẩm sản xuất liên tục.
Ở đây chỉ trình bày những thông tin có sự khác biệt so với tính giá thành sản
phẩm sản xuất liên tục.
5.3 Các lưu ý khi tính giá thành
+ Lưu ý khi khai báo danh mục yếu tố chi phí
Khi khai báo danh mục
yếu tố chi phí cần chú ý đến các kiểu tập hợp và phân bổ sau:
- Kiểu tập hợp
chọn:
1- Trực tiếp: khi nhập liệu phải khai rõ
LSX, SP
2- Theo LSX: bắt buộc nhập LSX
3- Theo BP: khi nhập liệu phải nhập phân
xưởng
- Kiểu phân bổ CP:
0- Trực tiếp: phải nhập mã sản phẩm
1- Theo định mức: đã được khai báo trong định
mức NVL của sản phẩm( LSX) .nên không cần khai báo sản phẩm
2- Theo hệ số: cần phải khai báo rõ cho SP nào
3- Theo ytcp khác: phải nhập theo ytcp đã khai
báo.(chia cho số PS)
Khi chọn kiểu phân bổ là 3, thì phải khai báo tiếp chọn YTCP ở dòng kế
tiếp. Khi chạy menu phân bổ, số CP phát sinh trong kỳ sẽ được chia theo hệ số là Tiền_ps của
YTCP được chọn
4-
Theo SLSX: khi phân bổ sẽ phân bổ theo số lượng SP sản
xuất (bao gồm nhập kho và sản phẩm hoàn thành tương đương)
5-
Theo SL nhập kho: chỉ phân bổ theo hệ số là số lượng nhập
kho trong kỳ.
Khi khai báo yếu tố này rất quan trọng trong việc tính giá thành, nếu
khai báo không đúng về mã sản phẩm, mã kho hay lệnh sản xuất sẽ không tập hợp và phân bổ chi phí được
+
Lưu ý khi tính giá thành
Khi sản phẩm sản xuất cho nhiều công đoạn thì mỗi giai đoạn phải khai báo
một phân xưởng, nhiều phân xưởng, nhiều phân xưởng có thể tập hợp cùng mã bộ
phận hạch toán. Tuy làm ở nhiều công đoạn nhưng các công đoạn phải thuộc một kỳ
sản xuất, nếu công đoạn sau khác kỳ công đoạn trước thì làm thành chi phí dở
dang, lúc đó không làm phiếu điều chuyển công đoạn mà làm phiếu nhập sau đó
xuất kho
Trình tự nhập để tính giá thành sản phẩm:
-
Nhập dở dang đầu kỳ: số lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ,
chi phí nguyên vật liệu dở dang đầu kỳ (khai báo khi lần đầu sử dụng chương
trình Fast)
-
Khai báo danh mục yếu tố chi phí
-
Các phát sinh trong kỳ:
phải khai báo đúng theo kiểu tập hợp hay phân bổ chi phí như cách khai
báo yếu tố chi phí ở các màn hình cập nhật chứng từ: phiếu xuất kho NVL, phiếu
điều chuyển công đoạn (nếu sản phẩm có sản xuất qua nhiều công đoạn) , phiếu kế
toán như tính lương và bảo hiểm, phiếu nhập mua dịch vụ, phiếu nhập kho thành
phẩm,…
-
Nhập dở dang cuối kỳ: nhập chi phí dở dang cuối kỳ, sản
phẩm dở dang cuối kỳ.
Phải chạy tuần tự theo các menu tính giá thành vì chương trình thiết kế và
sắp xếp dể dàng cho người sử dụng.
6. Báo cáo giá thành sản phẩm sản xuất theo đơn hàng
Các báo cáo giá
thành ở phần này cũng tương tự như báo cáo giá thành cho các sản phẩm sản xuất
liên tục.
1. Bảng kê nhập điều chuyển công
đoạn
2. Bảng kê xuất điều chuyển công đoạn
3. Bảng kê chứng từ
4. Bảng kê chứng từ theo sản phẩm
5. Bảng kê chứng từ nguyên vật liệu theo sản
phẩm
6. Tổng hợp số phát sinh theo sản phẩm
7. Tổng hợp số phát sinh nguyên vật liệu theo
sản phẩm
8. Thẻ giá thành sản phẩm
9. Báo cáo chi tiết giá thành theo vật tư
10. Bảng giá thành sản phẩm – mẩu 1
11. Bảng giá thành sản phẩm – mẩu 2
12. Bảng giá thành sản phẩm – mẫu 3
13. Bảng tổng hợp giá thành theo yếu tố
14. Bảng định mức nguyên vật liệu
15. Bảng so sánh nguyên vật liệu định mức và
thực tế
CÔNG TY KẾ TOÁN HÀ NỘI
CS1: Lê Trọng Tấn - Thanh Xuân - Hà NộiCS2: Trần Quý Kiên - Cầu Giấy - Hà NộiCS3: KĐT Việt Hưng - Long Biên - Hà NộiCS4: KĐT Văn Khê - Hà Đông - Hà NộiCS5: Thị trấn Đông Anh - Hà Nội |
CS6: Trần Thái Tông - Tp. Thái BìnhCS7: Trần Nguyên Hãn - Thọ Xương - Bắc GiangCS8: phường Trung Thành - Tp. Thái NguyênCS9: Lê Hồng Phong - Tp. Nam Định |
ĐT: 0989.233.284 – 0916.359.238
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét