TRUNG TÂM ĐÀO TẠO THỰC HÀNH KẾ TOÁN CẤP TỐC TẠI HÀ NỘI
Phân hệ báo cáo thuế :
1. Khai báo danh mục từ điển và cập nhật chứng từ:
1. Danh mục tính chất thuế
2. Cập nhật hóa đơn đầu vào
3. Cập nhật hóa đơn GTGT đầu ra
1.1. Danh mục tính chất thuế
Danh mục tính chất
thuế được dùng để khai báo các mã tính chất thuế GTGT đầu vào theo qui định
trong Thông tư 60/2007, Thông tư 28/2011
Các thông tin về
danh mục tính chất thuế gồm có:
-
Mã tính
chất
-
Mã tra
cứu
-
Tên
tính chất
Tên
21.2 Cập nhật các hóa đơn đầu vào
Dùng để cập nhật các hóa đơn đầu vào ở menu này hoặc người sử dụng cập nhật
màn hình nhập liệu ở phân hệ mua hàng
Các thông tin được khai báo gồm có:
-
Mã đơn vị cơ sở
-
Ngày chứng từ
-
Số chứng từ
-
Mã tính chất: theo quy định của Bộ tài chính
Người sử dụng có thể khai báo mặc định mã tính chất
ngầm định, được khai báo ở menu hệ
thống/ Khai báo các tham số tự chọn/ tab thuế , dòng số thứ tự 078 – Mã
tính chất thuế ngầm định.
-
Ngày hóa đơn
-
Số hóa đơn
-
Số seri
-
Mẫu báo cáo: Theo mẫu 3 – Mẫu 03/GTGT, 4 – Mẫu 04/GTGT, 5
– Mẫu 05/GTGT
-
Mã khách
-
Khách VAT
-
Địa chỉ
-
Mã số thuế
-
Tên hàng hóa, dịch vụ
-
Số lượng
-
Đơn giá
-
Tổng tiền trên hóa đơn
-
Thuế suất: %
-
Tiền thuế VAT
-
Tài khoản
-
Tài khoản đối ứng
-
Mã vụ việc
-
Ghi chú:
1.3. Cập nhật các hóa đơn GTGT đầu ra
Menu này dùng để khai báo các chừng đầu ra hoặc người sử dụng có thể khai
báo ở màn hình nhập liệu phân hệ bán hàng
Các thông tin hóa đơn giá trị gia tăng gồm có:
-
Mã đơn
vị cơ sở
-
Ngày
hạch toán
-
Ngày
hóa đơn
-
Số hóa
đơn
-
Số seri
-
Mã
khách
-
Khách
VAT
-
Địa chỉ
-
Mã số
thuế
-
Mã bộ
phận
-
Tên
hàng hóa, dịch vụ
-
Mã
ngoại tệ
-
Tỷ giá
-
Tổng
tiền ngoại tệ
-
Tổng
tiền VND
-
Mã thuế
%
-
Tiền
thuế ngoại tệ
-
Tiền
thuế VND
-
Tài
khoản đối ứng
-
Cục
thuế
-
Ghi chú
2. Báo cáo thuế GTGT đầu vào
1.
Cập
nhật các chứng từ thuế GTGT đầu vào
2.
Báo cáo
thuế GTGT đầu vào
2.1. Cập nhật các chứng từ thuế GTGT đầu vào
Liên quan đến cập
nhật các chứng từ thuế GTGT đầu vào có các lưu ý sau:
-
Các hoá
đơn thuế GTGT đầu vào được cập nhật ở các phần nhập mua hàng hoá dịch vụ, phiếu
thanh toán tạm ứng và phiếu chi thanh toán các chi phí trực tiếp bằng tiền mặt.
Ở phần nhập hoá đơn GTGT đầu vào, chương trình hiện lên một màn hình riêng để
cập nhật các thông tin liên quan đến các hoá đơn thuế GTGT đi kèm. Chương trình
cho phép nhập nhiều hoá đơn GTGT đi kèm với một chứng từ hạch toán (phiếu chi,
phiếu thanh toán tạm ứng, phiếu nhập mua hàng hóa, vật tư, dịch vụ).
-
Phiếu
xuất trả lại nhà cung cấp được cập nhật ở menu "Phiếu xuất trả lại nhà
cung cấp" ở phân hệ "Mua hàng và công nợ phải trả" và trong
trường hợp này trên bảng kê thuế GTGT đầu vào sẽ ghi âm giá trị hàng mua vào và
ghi âm số tiền thuế GTGT được khấu trừ. Số hóa đơn là số hóa đơn của doanh
nghiệp xuất trả lại cho nhà cung cấp, còn trên cột ghi chú sẽ ghi số hóa đơn mà
nhà cung cấp đã xuất ra trước đó cho doanh nghiệp.
-
Đối với
thuế GTGT hàng nhập khẩu nếu tiền thuế GTGT hàng nhập khẩu nộp khác tháng so
với phiếu nhập thì phần phiếu nhập hàng nhập khẩu sẽ không nhập thuế GTGT hàng
nhập khẩu. Sau khi nộp tiền thuế GTGT hàng nhập khẩu thì vào phần chứng từ phải
trả khác nhập bút toán hạch toán thuế GTGT hàng nhập khẩu và vào phần cập nhật
chứng từ thuế GTGT đầu vào ở phân hệ báo cáo thuế để nhập chứng từ thuế GTGT
hàng nhập khẩu để lên bảng kê thuế GTGT đầu vào.
-
Do các
chứng từ thuế GTGT đầu vào có thể được liệt kê ở các bảng kê khác nhau nên
trong các màn hình nhập thuế GTGT đầu vào ta phải lưu ý phần nhập mẫu bảng kê
thuế GTGT đầu vào theo quy định của cục thuế. Chứng từ thuộc bảng kê nào thì
trong trường mẫu bảng kê ta nhập mã số của bảng kê đó.
-
Để lên
được các báo cáo thuế một cách chính xác và tự động bằng chương trình ta phải
tuân thủ hướng dẫn cách chia tiểu khoản của tài khoản thuế GTGT đầu ra phải
nộp. Cách chia các tiểu khoản này được trình bày ở phần hướng dẫn khai báo hệ
thống tài khoản ở chương các công việc chuẩn bị cho sử dụng Fast Accounting.
-
Việc
hạch toán thuế GTGT đầu vào phải được thực hiện theo sơ đồ sau:
+ Mua hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT: Ghi
nợ 133 / Ghi có 331, 111, 112, 141, …
+ Cuối kỳ xác định và kết chuyển số thuế
GTGT của hàng hóa dịch vụ mua vào không được khấu trừ trong kỳ (nếu có): Ghi nợ
142, 632…/ Ghi có 133
+ Nếu
số thuế GTGT đầu ra phải nộp lớn hơn số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ thì ta
kết chuyển toàn bộ số tiền bên nợ của tk 133 vào tk 33311; ngược lại, nếu số
thuế GTGT đầu ra phải nộp nhỏ hơn số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ thì ta kết
chuyển toàn bộ số tiền bên có của tk 33311 vào tk 133.
Lưu ý: Ta phải hạch
toán theo sơ đồ nêu trên để có thể lên được chỉ tiêu “Thuế GTGT của hàng hóa
dịch vụ mua vào khấu trừ trong kỳ” trên tờ khai thuế một cách chính xác.
-
Trong
trường hợp xuất hàng trả lại nhà cung cấp việc hạch toán thuế GTGT đầu vào được
thực hiện theo sơ đồ sau:
+ Khi
xuất trả lại hàng cho nhà cung cấp: Ghi nợ 331 / Ghi có 13313
+ Cuối
kỳ làm kết chuyển: Ghi nợ 13313 / Ghi có 13311.
Lưu ý: Ta phải hạch
toán theo sơ đồ nêu trên để có thể lên được sổ chi tiết thuế GTGT của hàng xuất
trả lại nhà cung cấp và có thể lên được các chỉ tiêu liên quan đến thuế GTGT
hàng xuất trả lại nhà cung cấp trong một số báo cáo về thuế.
2.2. Báo cáo thuế GTGT đầu vào
Chương trình cung
cấp các báo cáo sau về thuế GTGT đầu vào:
1. Bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa, dịch vụ
mua vào - mẫu 01-2/GTGT theo Thông tư 60/2007.
2. Bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa, dịch vụ
mua vào - mẫu 01-2/GTGT theo Thông tư 28/2011
3. Báo cáo thuế GTGT đầu ra
3.1
Cập
nhật các chứng từ thuế GTGT đầu ra
Liên quan đến cập
nhật các chứng từ thuế GTGT đầu ra có các lưu ý sau:
-
Các
chứng từ thuế GTGT đầu ra được cập nhật khi nhập các hoá đơn bán hàng hóa và
hóa đơn dịch vụ.
-
Trong
trường hợp nhập hàng bán bị trả lại, chứng từ sẽ nhập ở menu "Phiếu nhập
hàng bán bị trả lại" trong phân hệ "Bán hàng và công nợ phải
thu" và trong trường hợp này trên bảng kê thuế GTGT đầu ra sẽ ghi âm doanh
số và ghi âm số tiền thuế GTGT phải nộp. Số hóa đơn là số hóa đơn của người mua
xuất trả lại, còn trên cột ghi chú sẽ ghi số hóa đơn mà doanh nghiệp đã xuất ra
trước đó cho người mua.
-
Khi
nhập các hoá đơn bán hàng chỉ cho phép trên một hoá đơn chỉ có một loại thuế
suất. Trong trường hợp trên hoá đơn có nhiều loại thuế suất thì phải tách riêng
các mặt hàng có cùng loại thuế suất và nhập chúng như là một chứng từ riêng.
-
Đối với
các đơn vị xây lắp có công trình nằm trên địa bàn của tỉnh/thành phố khác với
tỉnh/thành phố nơi khai báo thuế thì thuế GTGT đầu ra được tách thành 2 phần:
7% thuế GTGT nộp tại tỉnh/thành phố nơi khai báo thuế và 3% thuế GTGT được nộp
ở nơi công trình được thực hiện. Hoá đơn xây lắp này được nhập ở phần hoá đơn
dịch vụ và tách thành 2 dòng: dòng thứ nhất là ghi thuế suất 7% và dòng thứ 2
ghi thuế suất 3%. Lưu ý là dòng thứ 2 không nhập doanh thu và người sử dụng
phải tự nhập số tiền thuế 3% vào trường tiền thuế. Chương trình sẽ chuyển số
liệu vào bảng kê thuế GTGT đầu ra gồm có 2 dòng: 1 dòng thuế suất 7% và 1 dòng
thuế suất 3% và doanh thu chịu thuế chỉ hiện trên dòng 7% sẽ là doanh thu chịu
thuế của cả hoá đơn.
-
Đối với
các đơn vị nộp thuế ở nhiều cơ quan thuế khác nhau (ví dụ: Các đơn vị xây lắp
có công trình ở nhiều tỉnh/thành phố khác nhau) thì phải khai báo các tài khoản
thuế là các tài khoản công nợ, khai báo các cục thuế trong danh mục khách hàng
và khi nhập các tài khoản thuế phải chỉ rõ luôn cục thuế để có thể theo dõi và
lên các báo cáo chi tiết cho từng cục thuế.
-
Để tiện
cho việc hạch toán thuế trong chương trình có danh mục thuế suất trong đó khai
báo mã thuế suất, thuế suất và hạch toán thuế. Khi nhập liệu chỉ việc nhập mã
thuế suất và chương trình tự động lấy thuế suất, tính giá trị thuế và hạch toán
thuế.
-
Đối với
các đơn vị có nhiều cửa hàng với số lượng hoá đơn rất lớn và mong muốn khi nhập
liệu tách riêng thành 2 phần: Phần hạch toán kế toán thì chỉ nhập số tổng cộng,
còn số liệu để lên bảng kê thuế GTGT đầu ra thì nhập chi tiết thì phần thuế
GTGT đầu ra được nhập riêng ở mục cập nhật các chứng từ thuế GTGT đầu ra.
-
Các
thông tin về tên, địa chỉ và mã số thuế của khách hàng được khai báo trong danh
mục khách hàng. Khi nhập liệu ta chỉ việc nhập mã khách và chương trình tự động
cập nhật tên, địa chỉ và mã số thuế vào bảng kê thuế GTGT đầu ra. Đối với các
trường hợp khách lẻ chỉ mua một lần, để không quản lý quá nhiều mã khách trong
danh mục khách hàng ta có thể gộp chung vào một mã khách không có địa chỉ và mã
số thuế và khi nhập liệu chương trình sẽ nhập thêm các thông tin cần thiết về
tên khách, địa chỉ và mã số thuế. Đối với các khách hàng không có mã số thuế
(ví dụ khách hàng nước ngoài) thì khi khai báo trong danh mục khách hàng ở mục
mã số thuế ta có thể nhập một ký tự gạch ngang (" - "); khi đó trong
phần nhập hoá đơn chương trình sẽ không đòi nhập mã số thuế của khách hàng này
nữa.
-
Để lên
được các báo cáo thuế một cách chính xác và tự động bằng chương trình ta phải
tuân thủ hướng dẫn cách chia tiểu khoản của tài khoản thuế GTGT đầu vào được
khấu trừ. Cách chia các tiểu khoản này được trình bày ở phần hướng dẫn khai báo
hệ thống tài khoản ở chương các công việc chuẩn bị cho sử dụng Fast Accounting.
-
Trong
trường hợp nhập hàng bán bị trả lại việc hạch toán thuế GTGT đầu ra được thực
hiện theo sơ đồ sau:
+ Khi nhập hàng bán
bị trả lại: Ghi nợ 33313 / Ghi có 131.
+ Cuối kỳ làm kết
chuyển: Ghi nợ 33311 / Ghi có 33313.
Lưu ý: Ta phải hạch
toán theo sơ đồ nêu trên để có thể lên được sổ chi tiết thuế GTGT của hàng bán
bị trả lại và có thể lên được các chỉ tiêu liên quan đến thuế GTGT hàng bán bị
trả lại trong một số báo cáo về thuế.
3.2. Báo cáo thuế GTGT đầu ra
Chương trình cung
cấp các báo cáo sau về thuế GTGT đầu ra:
1. Bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa, dịch vụ
bán ra - mẫu 01-1/GTGT theo Thông tư 60/2007.
2. Bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa, dịch vụ
bán ra - mẫu 01-1/GTGT theo Thông tư 28/2011.
4. Tờ khai thuế GTGT và sổ chi tiết các tài khoản thuế
Phần này chương
trình cung cấp các báo cáo sau:
1. Tờ khai thuế GTGT (Theo thông tư 60)
2. Sổ theo dõi thuế GTGT (phương pháp trực
tiếp)
3. Sổ theo dõi thuế giá trị gia tăng được hoàn
lại
4. Sổ theo dõi thuế giá trị gia tăng được miễn
giảm
5. Tờ khai thuế GTGT (TT28/2011)
Liên quan đến tờ
khai thuế GTGT có các lưu ý sau:
-
Chương
trình chỉ tự động tính toán các chỉ tiêu cho lần đầu tiên vào tờ khai, từ lần
thứ hai trở đi thì ta phải sử dụng F5 để tính lại vì các số liệu thể hiện ban
đầu trong tờ khai thuế chỉ là số dư cuối kỳ của kỳ trước. Để tính lại, nhấn tổ
hợp phím Ctrl+A để chọn tất cả các chỉ tiêu rồi sau đó nhấn F5.
-
Đối với
các chỉ tiêu điều chỉnh tăng giảm thuế GTGT đầu vào, đầu ra thì người sử dụng
phải tự nhập. Ta sử dụng phím F3 để cập nhật giá trị cho các chỉ tiêu này, sau
đó nhấn phím F5 để chương trình tính toán lại toàn bộ các chỉ tiêu của tờ khai.
Đối với các chỉ tiêu khác chương trình cũng cho phép chỉnh sửa với cách làm
tương tự.
-
Chương
trình cho phép F4 – Xuất ra file XML để kết nối với phần mềm hỗ trợ kê khai
thuế phiên bản 1.2.0 của Tổng Cục Thuế. Đường dẫn lưu file được khai báo trong
mục “Khai báo các tham số tuỳ chọn”. Thông thường để chương trình xuất ra file
XML và tự động chép vào chương trình hỗ trợ kê khai thuế thì khai báo đường dẫn
lưu file trùng với đường dẫn lưu dữ liệu của chương trình hỗ trợ kê khai thuế.
Ví dụ: chương trình được cài đặt tại C:\Program Files thì khai báo trong tham
số tuỳ chọn như sau: C:\Program Files\HTKK\DataFiles\0100100008.
5. Báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Phần này chương
trình cung cấp các báo cáo sau:
1. Tờ khai tự quyết toán thuế thu nhập doanh
nghiệp
2. Phụ lục kết quả SXKD năm
3. Tờ khai thuế TNDN tạm tính
4. Bảng kê hàng hóa, dịch vụ mua vào không có
hóa đơn.
5. Tờ khai quyết toán thuế TNDN(TT28/2011)
6. Phụ lục kết quả SXKD năm (TT28/2011)
7. Tờ khai thuế TNDN tạm tính (TT28/2011)
Liên quan đến tờ
khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp có các lưu ý sau:
-
Chương
trình cho phép lựa chọn 1 trong 3 cách tổng hợp số liệu của từng chỉ tiêu khi
lên báo cáo:
0 - Tính theo các mã số: Mỗi chỉ tiêu sẽ có một mã số tính toán, việc
tính theo các mã số này chỉ thực hiện đối với phép cộng và trừ.
1 - Tính theo các tài khoản: Cho phép khai báo các tài khoản nợ, các tài
khoản có. Tùy vào khai báo của người sử dụng mà chương trình có thể chỉ lấy
phát sinh nợ, hoặc chỉ phát sinh có, hoặc lấy theo đối ứng nợ có
2 - Tự gõ: Người sử dụng tự gõ số liệu thông tin vào khi chạy chức năng
lên báo cáo, chương trình sẽ lưu lại và tính toán lại đúng các chỉ tiêu khi
thoát ra chạy lại báo cáo.
-
Tùy
theo tính chất của từng chỉ tiêu cụ thể mà có sự lựa chọn cách lấy số liệu cho
thích hợp. Đối với các chỉ tiêu người sử dụng tự cập nhật thì sau khi nhập trực
tiếp vào phải thoát ra và chạy lại để chương trình tính toán lại các chỉ tiêu
có liên quan.
-
Do có
sự khác biệt cơ bản giữa Chuẩn mực kế toán và Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
trong việc xác định doanh thu và chi phí hợp lý nên để số liệu báo cáo được
chính xác thì phần lớn các chỉ tiêu điều chỉnh trên báo cáo quyết toán là do
người sử dụng phải tự cập nhật.
CÔNG TY KẾ TOÁN HÀ NỘI
CS1: Lê Trọng Tấn - Thanh Xuân - Hà NộiCS2: Trần Quý Kiên - Cầu Giấy - Hà NộiCS3: KĐT Việt Hưng - Long Biên - Hà NộiCS4: KĐT Văn Khê - Hà Đông - Hà NộiCS5: Thị trấn Đông Anh - Hà Nội |
CS6: Trần Thái Tông - Tp. Thái BìnhCS7: Trần Nguyên Hãn - Thọ Xương - Bắc GiangCS8: phường Trung Thành - Tp. Thái NguyênCS9: Lê Hồng Phong - Tp. Nam Định |
ĐT: 0989.233.284 – 0916.359.238
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét