LỚP HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH CẤP TỐC TẠI HÀ NỘI
Phân hệ kế toán mua hàng và công nợ phải trả
1. Giới thiệu chung
Các chức năng chính của phân hệ kế toán mua
hàng và công nợ phải trả
-
Theo
dõi tổng hợp và chi tiết hàng mua vào theo mặt hàng, nhà cung cấp và đơn
hàng/hợp đồng.
-
Tính
thuế GTGT của hàng hoá mua vào.
-
Theo
dõi các khoản phải trả và việc thanh toán cho các nhà cung cấp.
-
Cập
nhật các phiếu nhập mua: nội địa, nhập khẩu, chi phí mua hàng, hoá đơn mua dịch
vụ.
-
Cập
nhật các phiếu xuất trả lại nhà cung cấp.
-
Cập
nhật các chứng từ phải trả khác và chứng từ bù trừ công nợ.
-
Theo
dõi theo VNĐ và ngoại tệ
-
Phân hệ
kế toán mua hàng và công nợ phải trả liên kết số liệu với phân hệ kế toán tiền
mặt, tiền gửi để có thể lên được các báo cáo công nợ và chuyển số liệu sang
phân hệ kế toán tổng hợp, kế toán hàng tồn kho.
Sơ đồ tổ chức của phân hệ kế toán mua hàng
và công nợ phải trả
Hệ thống menu của phân hệ kế toán mua hàng
và công nợ phải trả
Các menu chính của
phân hệ kế toán mua hàng và công nợ phải trả:
1. Cập nhật số liệu
2. Số dư đầu kỳ
3. Báo cáo hàng nhập mua
4. Báo cáo công nợ theo nhà cung cấp
5. Báo cáo công nợ theo hoá đơn
6. Báo cáo về hợp đồng, đơn hàng
7. Danh mục từ điển
8. In các danh mục từ điển.
2. Khai báo các danh mục từ điển
2.1. Danh mục nhà cung cấp
Danh mục nhà cung
cấp được theo dõi chung với danh mục khách hàng và các đối tượng công nợ, phần
này đã được trình bày ở mục 7.2.1 - Phân hệ kế toán bán hàng và công nợ phải
thu.
2.2. Danh mục phân nhóm các nhà cung cấp
Danh mục phân nhóm
nhà cung cấp được theo dõi chung với danh mục phân nhóm khách hàng, phần này đã
được trình bày ở mục 7.2.2 – Phân hệ kế toán bán hàng và công nợ phải thu.
2.3. Danh mục thuế suất thuế GTGT đầu vào
Các thông tin về
danh mục thuế suất thuế GTGT đầu vào gồm có:
-
Mã thuế
suất
-
Tên
thuế suất
-
Tên 2:
tên tiếng Anh của thuế suất
-
Thuế
suất
-
Tài
khoản thuế GTGT trả lại nhà cung cấp (tk 13313)
-
Tài
khoản thuế GTGT đầu vào (tk 13311), đối với thuế nhập khẩu là tk 13312
Các tài khoản thuế
được khai báo để thực hiện tự động hoá việc hạch toán khi nhập các hoá đơn mua
hàng, phiếu xuất trả lại nhà cung cấp.
2.4. Danh mục thời hạn chiết khấu
Danh mục thời hạn
chiết khấu được theo dõi chung với danh mục thời hạn chiết khấu ở mục 7.2.5 -
Phân hệ kế toán bán hàng và công nợ phải thu.
3. Cập nhật số dư đầu kỳ và kết chuyển số dư công nợ sang năm sau
+ Tính lại tổng số tiền đã trả cho các hóa đơn
Chức năng này
chương trình cập nhật lại số tiền đã trả theo từng hóa đơn được thanh toán
+ Đánh giá chênh lệch tỷ giá cho các hóa đơn
Song song với việc
đánh giá chênh lệch tỷ giá vào thời điểm cuối kỳ theo tài khoản và nhà cung cấp
ở phân hệ kế toán tổng hợp, thì việc đánh giá chênh lệch tỷ giá theo hóa đơn
được thực hiện nhằm điều chỉnh số tiền phải trả của các hóa đơn ngoại tệ khi
qui về đồng tiền hạch toán trong các báo cáo công nợ theo hóa đơn. Lưu ý là
việc thực hiện chức năng này không làm ảnh hưởng đến số liệu trên sổ cái mà chỉ
làm đánh giá lại số tiền quy đổi ra đồng tiền hạch toán của các hóa đơn vào
cuối kỳ.
+ Cập nhật số dư công nợ đầu kỳ của các nhà cung cấp
Số dư đầu kỳ của
nhà cung cấp được cập nhật ở phần vào số dự công nợ đầu kỳ. Người sử dụng chỉ
phải cập nhật số dư đầu kỳ 1 lần khi bắt đầu sử dụng Fast Accounting. Đối với
các kỳ tiếp theo trong năm và của cả các năm sau số dư công nợ sẽ do chương
trình tự động tính toán và kết chuyển.
Sau khi cập nhật số
dư công nợ đầu kỳ, chương trình sẽ chuyển số dư tổng hợp của các tài khoản công
nợ sang phần số dưcủa các tài khoản đầu kỳ.
+ Cập nhật số dư công nợ đầu kỳ của các hóa đơn
Trường hợp người sử
dụng có theo dõi chi tiết thanh toán theo từng hóa đơn thì ngoài việc cập nhật
số dư công nợ đầu kỳ còn phải cập nhật số dư đầu kỳ chi tiết theo hóa đơn thông
qua menu “Kế toán mua hàng và công nợ phải trả/Số dư đầu kỳ/ Vào số dư đầu kỳ
của các hóa đơn”.
+ Cập nhật số dư công nợ đầu kỳ của các hợp đồng
Trường hợp người sử
dụng có theo dõi chi tiết thanh toán theo từng hợp đồng thì ngoài việc cập nhật
số dư công nợ đầu kỳ còn phải cập nhật số dư đầu kỳ chi tiết theo hợp đồng đó
+ Kết chuyển số dư các hợp đồng sang năm sau
Số dư công nợ được
kết chuyển sang năm tại menu “Kế toán tổng hợp/ Số dư đầu kỳ/ Kết chuyển số dư
các hợp đồng sang năm sau”.
2.5. Cập nhật số liệu
+ Phân loại các chứng từ đầu vào
Phân hệ kế toán mua
hàng và công nợ phải trả có các loại chứng từ đầu vào sau:
1. Phiếu nhập mua hàng
2. Phiếu nhập khẩu
3. Phiếu nhập chi phí mua hàng
4. Phiếu nhập mua - xuất thẳng
5. Phiếu xuất trả lại nhà cung cấp
6. Hóa đơn mua hàng dịch vụ
7. Phiếu thanh toán tạm ứng
8. Phiếu ghi nợ, ghi có tài khoản công nợ: dùng
để hạch toán các bút toán (không liên quan đến hóa đơn) ghi tăng hoặc ghi giảm
công nợ.
9. Chứng từ phải trả khác: dùng để bù trừ công
nợ giữa 2 nhà cung cấp và/hoặc khách hàng.
10. Phân bổ tiền hàng trả cho các hóa đơn
11. Cập nhật hợp đồng, đơn hàng nội địa
12. Cập nhật hợp đồng, đơn hàng nhập khẩu
+ Cập nhật phiếu nhập mua hàng nội địa và phiếu nhập khẩu
-. Các thông tin của phiếu nhập mua hàng nội địa và phiếu nhập khẩu
Màn hình nhập liệu
của phiếu nhập mua hàng:
Màn hình nhập chi
phí mua hàng:
Màn hình nhập hóa
đơn thuế GTGT của người bán:
Phiếu nhập mua hàng
có các thông tin sau.
Phần thông tin chung
về chứng từ:
-
Mã
khách
-
Tên khách
-
Địa chỉ
-
Mã số
thuế
-
Người
giao hàng
-
Diễn
giải
-
Mã nx
(tk có)
-
Ngày
hạch toán
-
Ngày
lập phiếu nhập
-
Quyển
số
-
Số
phiếu nhập
-
Mã
ngoại tệ
-
Tỷ giá
-
Chọn
hđm
Phần chi tiết các mặt
hàng:
-
Stt
-
Mã hàng
-
Tên
hàng
-
Đơn vị
tính
-
Mã kho
-
Mã vụ
việc
-
Tồn
kho: số lượng tồn kho hiện thời
-
Số
lượng nhập
-
Đơn giá
nhập theo đồng tiền giao dịch
-
Thành
tiền theo đồng tiền giao dịch
-
Đơn giá
nhập theo đồng tiền hạch toán
-
Thành
tiền theo đồng tiền hạch toán
-
Tài
khoản nợ
-
Các mã
của các trường tự do.
Đối với các phiếu
nhập khẩu thì có thêm các thông tin sau:
-
Thuế
suất thuế nhập khẩu
-
Tiền
thuế nhập khẩu theo đồng tiền giao dịch
-
Thuế
suất thuế tiêu thụ đặc biệt
-
Tiền
thuế tiêu thụ đặc biệt theo đồng tiền giao dịch
-
Tiền
thuế nhập khẩu theo đồng tiền hạch toán
-
Tiền
thuế tiêu thụ đặc biệt theo theo đồng tiền hạch toán.
Phần thông tin chi
phí mua hàng:
-
Tổng
chi phí mua hàng theo đồng tiền giao dịch
-
Tổng
chi phí mua hàng theo đồng tiền hạch toán
-
Mã vật
tư
-
Tên vật
tư
-
Tiền
hàng theo đồng tiền giao dịch
-
Tiền
hàng theo đồng tiền hạch toán
-
Chi phí
nguyên tệ
-
Chi phí
theo đồng tiền hạch toán.
Các thông tin về nhập
các hóa đơn thuế giá trị gia tăng đầu vào:
-
Mẫu báo
cáo (Mã số của mẫu báo cáo do Bộ tài chính quy định. Ví dụ, mẫu 03, 04, 05...)
-
Mã tính
chất (Để lên báo cáo thuế nhóm theo từng tính chất chịu thuế của hàng hoá mua
vào, Mã tính chất thuế được tạo ở Báo cáo thuế/Danh mục từ điển/Danh mục tính
chất thuế.)
-
Số
chứng từ
-
Số seri
-
Ngày
chứng từ
-
Mã nhà
cung cấp
-
Tên nhà
cung cấp
-
Địa chỉ
-
Mã số
thuế
-
Mã kho
-
Hàng
hoá, dịch vụ
-
Số
lượng (đối với hàng nông lâm sản thu mua không có hóa đơn)
-
Đơn giá
ngoại tệ
-
Đơn giá
VNĐ
-
Tiền
hàng nguyên tệ
-
Tiền
hàng VNĐ
-
Mã thuế
suất
-
Thuế
suất %
-
Tiền
thuế nguyên tệ
-
Tiền
thuế VNĐ
-
Hạn TT
-
Thanh
toán nguyên tệ
-
Thanh
toán VNĐ
-
Tk thuế
-
Cục
thuế
-
Ghi chú
-
Các mã
của các trường tự do.
Phần thông tin tổng hợp:
-
Tổng số
lượng vật tư nhập kho
-
Tổng
tiền hàng nhập kho
-
Tổng
chi phí mua hàng
-
Tổng
tiền thuế GTGT đầu vào
-
Tổng
thanh toán
-
Thời
hạn chiết khấu
Đối với phiếu nhập
khẩu thì có các thông tin sau:
-
Tổng
tiền hàng nhập kho
-
Tổng
chi phí mua hàng
-
Tổng
tiền hàng + tiền chi phí
-
Tổng
tiền thuế nhập khẩu
-
Tổng
tiền thuế tiêu thụ đặc biệt
-
Tổng
giá vốn = tổng tiền hàng + tiền chi phí + tiền thuế nhập khẩu + tiền thuế tiêu
thụ đặc biệt
-
Tổng
tiền thuế GTGT hàng nhập khẩu
-
Tài
khoản thuế nhập khẩu
-
Tài
khoản thuế tiêu thụ đặc biệt
-
Tài
khoản thuế GTGT hàng nhập khẩu
-
Thời
hạn chiết khấu.
+. Các lưu ý khi cập nhật phiếu nhập mua hàng và phiếu nhập khẩu
-
Liên
quan đến hạch toán tài khoản nợ (tài khoản vật tư) thì chương trình sẽ tự động
hạch toán dựa trên khai báo tài khoản vật tư của mặt hàng trong danh mục hàng
hoá, vật tư ở phân hệ kế toán hàng tồn kho.
-
Khi
tính thuế GTGT chương trình cho phép khai báo có hay không tính thuế chỉ gồm
tiền hàng hay gồm cả chi phí.
-
Chương
trình cho phép lấy số liệu từ phần cập nhật hợp đồng mua bằng cách “Chọn hđm”,
có thể sửa lại số liệu tuỳ ý.
-
Trong
một số trường hợp đặc biệt, một số doanh nghiệp thường xuất hàng cho khách
nhưng lại chỉ xuất hoá đơn vào cuối kỳ. Khi này khi nhập hàng về trong kỳ mà
chưa có hoá đơn của nhà cung cấp thì phải tạo ra một kho tạm thời để nhập kho.
Khi có hoá đơn của nhà cung cấp thì làm phiếu xuất kho từ kho tạm và làm phiếu
nhập vào kho chính thức. Việc nhập xuất kho ở kho tạm được thực hiện ở phần
quản lý hàng tồn kho. Để việc nhập xuất ở kho tạm không làm ảnh hưởng đến hạch
toán thì ở phần tài khoản đối ứng phải nhập tài khoản là tài khoản kho.
2.6 Cập nhật phiếu nhập chi phí mua hàng
Cách thức cập nhật
chi phí mua hàng liên quan đến chứng từ chi phí mua hàng và cách tính giá hàng
tồn kho. Dưới đây sẽ trình bày các phương án khác nhau trong việc cập nhật chi
phí mua hàng.
-
Chi phí
mua hàng được tính ngoài và áp vào giá vốn sau đó nhập cùng với phiếu nhập mua
trong đó giá vốn đã có tính chi phí mua hàng.
-
Tổng
chi phí mua hàng được nhập cùng với phiếu nhập mua. Trước tiên ta nhập tổng chi
phí mua hàng. Tiếp theo chương trình hỗ trợ phân bổ chi phí mua hàng một cách
tự động theo giá trị của các mặt hàng nhập mua, tuy nhiên người sử dụng có thể
sửa lại số tiền phân bổ theo ý muốn.
-
Chi phí
mua hàng được nhập riêng như một chứng từ nhập mua. Chương trình hỗ trợ chọn
phiếu nhập mua để phân bổ chi phí. Lúc này phần số lượng và đơn giá của từng
mặt hàng để bằng không, còn trường tiền hàng thì nhập bằng số tiền chi phí được
phân bổ cho từng mặt hàng.
Chi
phí mua hàng được nhập ở phần "Phiếu nhập chi phí mua hàng". Chương
trình cho phép chỉ rõ chi phí gắn với phiếu nhập mua nào và phân bổ cho các mặt
hàng trong phiếu nhập mua đó. Chương trình hỗ trợ phân bổ chi phí mua hàng theo
giá trị của các mặt hàng nhập mua, tuy nhiên người sử dụng có thể sửa lại số
tiền phân bổ này theo ý muốn. Việc cập nhật riêng ở menu "Phiếu nhập chi
phí mua hàng" áp dụng trong trường hợp hàng tồn kho được tính theo phương
pháp nhập trước xuất trước, khi ta phải chỉ rõ phiếu xuất kho được lấy ở phiếu
nhập nào để có thể tính được giá. Tuy nhiên các phương pháp còn lại cũng có thể
sử dụng phiếu này để cập nhật chi phí mua hàng2,7. Cập nhật các phiếu nhập mua xuất thẳng
Phiếu nhập mua xuất
thẳng được sử dụng trong các trường hợp sau:
-
Vật tư
mua vào được chuyển thẳng cho sản xuất/công trình mà không thông qua kho.
Trường hợp này thường xảy ra đối với các doanh nghiệp ngành xây lắp.
-
Vật tư
mua và được xuất cho sản xuất theo đơn hàng…
Khi sử dụng chứng
từ này thì chương trình sẽ tự động tạo ra luôn phiếu xuất.
2.8. Cập nhật các phiếu xuất trả lại nhà cung cấp
Khi phát sinh
nghiệp vụ trả hàng lại nhà cung cấp, ta sẽ cập nhật phát sinh tại menu
"Phiếu xuất trả lại nhà cung cấp".
Liên
quan đến bảng kê thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, trường hợp này bảng kê thuế
GTGT đầu vào sẽ ghi âm giá trị hàng mua vào và số tiền thuế GTGT được khấu trừ.
Số hóa đơn là số hóa đơn của doanh nghiệp xuất trả lại cho nhà cung cấp, còn
cột ghi chú sẽ ghi số hóa đơn mà nhà cung cấp đã xuất ra trước đó cho doanh
nghiệp2.9. Cập nhật hoá đơn mua hàng dịch vụ
Việc cập hóa đơn
mua hàng dịch vụ cũng tương tự như việc cập nhật phiếu nhập mua hàng nhưng
không phải nhập chi tiết từng mặt hàng mà hạch toán trực tiếp vào các tài khoản
chi phí.
2.10. Cập nhật phiếu thanh toán tạm ứng
Phiếu thanh toán
tạm ứng dùng để cập nhật các chứng từ có liên quan đến việc nhân viên thanh
toán các khoản tạm ứng trước đó. Phiếu thanh toán tạm ứng được cập nhật giống
như phiếu chi tiền thanh toán cho các chi phí. Tham khảo các thông tin cần
thiết được trình bày ở phân hệ kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.
+ Cập nhật phiếu ghi nợ, ghi có tài khoản công nợ
Loại chứng từ này
được dùng để cập nhật các chứng từ phát sinh trong các trường hợp sau:
-
Điều
chỉnh tăng các khoản công nợ, các khoản phải trả khác ngoài việc mua hàng hóa,
dịch vụ thông thường (loại chứng từ = 1 - Ghi tăng công nợ).
-
Điều
chỉnh giảm các khoản nợ nhỏ do chênh lệch khi thanh toán, xóa các khoản nợ
(loại chứng từ = 2 - Ghi giảm công nợ chi tiết theo hóa đơn, hoặc loại hóa đơn
= 3 - Ghi giảm công nợ không chi tiết theo hóa đơn).
-
Cập
nhật các bút toán xử lý giữa công nợ tạm ứng trước tiền hàng cho nhà cung cấp
và công nợ mua hàng phải trả cho nhà cung cấp.
-
Cập
nhật bút toán bù trừ công nợ giữa 2 tài khoản nhưng cùng 1 nhà cung cấp.
-
Các
trường hợp điều chỉnh khác…
Lưu ý:
1. Màn hình nhập liệu “Phiếu ghi nợ, ghi có tài
khoản công nợ” được dùng chung cho cả điều chỉnh tăng và điều chỉnh giảm các
khoản công nợ phải trả nên cần phải chú ý khi cập nhật các tài khoản ghi nợ,
ghi có cho phù hợp.
2. Trường hợp hạch toán công nợ ngoại tệ liên
quan đến tạm ứng trước tiền hàng cho nhà cung cấp và công nợ phải trả thì tài
khoản ghi nợ sẽ là tài khoản công nợ phải trả và tài khoản ghi có – tạm ứng
trước tiền hàng cho nhà cung cấp, tại trường tỷ giá sẽ cập nhật theo tỷ giá của
phiếu chi (hoặc giấy báo nợ/UNC) được ghi nhận khi ứng trước cho nhà cung cấp.
Chương trình sẽ tự động hạch toán số tiền chênh lệch giữa tỷ giá trên hóa đơn
và tỷ giá ghi nhận ứng trước cho nhà cung cấp.
+ Cập nhật chứng từ bù trừ công nợ
Chứng từ bù trừ
công nợ được dùng để cập nhật các phát sinh bù trừ công nợ giữa 2 nhà cung cấp
hoặc giữa 1 nhà cung cấp và một khách hàng.
Trong trường hợp bù
trừ công nợ giữa 2 tài khoản nhưng cùng 1 nhà cung cấp thì có thể cập nhật ở
phiếu ghi nợ, ghi có tài khoản công nợ.
+ Phân bổ tiền hàng trả cho các hóa đơn
-
Khi
phân bổ theo hóa đơn có nhiều cách phân bổ theo phiếu kế toán, phiếu chi, giấy
báo nợ (chi) của ngân hàng
-
Chương
trình cho lấy phiếu những chứng từ nhập từ phiếu kế toán có định khoản nợ 331
(thanh toán tiền hàng) lên để phân bổ cho các hóa đơn mua hàng.
-
Nếu
nhập các hoá đơn giảm trừ của phân hệ mua hàng (có 331) mà muốn theo dõi công
nợ theo hoá đơn thì phải nhập các thông tin về số hoá đơn, ngày hoá đơn bên Tab
hạch toán thì chương trình sẽ lưu vào file CTTT30 để theo dõi thanh toán theo
hoá đơn. Khi đó sẽ có thể sử dụng chức năng phân bổ tiền hàng cho các hoá đơn.
-
Chương
trình có chức năng có/không phân bổ theo mã đơn vị cơ sở, khi đăng nhập tại mã
đvcs nào ch.trình cho phân bổ số liệu tại nơi đăng nhập mã đvcs đó. Được khai
báo ở menu hệ thống/khai báo tham số tự chọn, ở tab công nợ phải thu, dòng stt
100-Phân bổ tiền hàng cho các hóa đơn theo mã đvcs
+ Cập nhật thông tin hợp đồng, đơn hàng nội địa và nhập khẩu
Việc cập nhật hợp
đồng, đơn hàng được thực hiện giống như việc cập nhật phiếu nhập mua hàng.
Ngoài các thông tin
về giống như trên phiếu nhập mua hàng trên hợp đồng còn có thêm các thông tin
như:
-
Thời
hạn nhận hàng
-
Số hợp
đồng mẹ…
Đối với các nghiệp
vụ phát sinh liên quan đến hợp đồng đơn hàng như phiếu nhập mua hàng, chi phí
mua hàng, chi trả thanh toán tiền hàng… ta phải chỉ rõ số hợp đồng, đơn hàng
liên quan đến các phát sinh đó.
Việc khai báo thêm
trường số hợp đồng để cập nhật trên các màn hình cập nhật chứng từ thực hiện ở
phần khai báo các màn hình cập nhật chứng từ.
Màn hình cập nhật hợp đồng, đơn hàng nội địa:
Màn hình cập nhật hợp đồng, đơn hàng nhập khẩu
2.11.. Theo dõi thanh toán tiền mua hàng trả cho nhà cung cấp
+ Mua hàng trả tiền ngay
Trong trường hợp
mua hàng, vật tư trả tiền ngay sẽ xuất hiện 2 chứng từ: phiếu nhập mua hàng và
phiếu chi.
Liên quan đến việc
nhập 2 chứng từ này như thế nào để có thể khử trùng được trình bày chi tiết ở
chương 1 "Giới thiệu chung" ở mục "Chứng từ trùng và vấn đề khử
trùng trong Fast Accounting".
+ Trả tiền mua hàng
Phiếu chi trả tiền
mua hàng (tiền mặt, ngân hàng) cho nhà cung cấp được cập nhật ở phân hệ “Kế
toán vốn bằng tiền”.
+ Thanh toán tiền tạm ứng mua hàng hoá, vật tư
Trong các trường
hợp thanh toán tiền tạm ứng mua hàng hoá, vật tư ta có 02 chứng từ: giấy đề
nghị thanh toán tiền tạm ứng và phiếu nhập kho.
Liên quan đến việc
nhập 2 chứng từ này như thế nào để có thể khử trùng được trình bày chi tiết ở
chương 1 "Giới thiệu chung" ở mục "Chứng từ trùng và vấn đề khử
trùng trong Fast Accounting".
+ Tạm ứng trước tiền cho nhà cung cấp
Trong trường hợp
tạm ứng trước tiền cho nhà cung cấp thì ta cũng nhập như một phiếu chi thanh
toán bình thường ở phân hệ “Kế toán tiền mặt, tiền gửi và tiền vay”.
Trong trường hợp
phát sinh liên quan đến ngoại tệ, tỷ giá giao dịch, tỷ giá ghi sổ, chênh lệnh
tỷ giá thì phải hạch toán chi tạm ứng trước tiền hàng qua tài khoản trung gian
– công nợ ứng trước tiền hàng cho nhà cung cấp và sau đó thực hiện hạch toán từ
tài khoản công nợ ứng trước tiền hàng cho nhà cung cấp với tài khoản công nợ
phải trả về mua hàng ở menu “Phiếu ghi nợ, ghi có tài khoản công nợ”.
2.12. Theo dõi công nợ phải trả chi tiết theo hóa đơn và thời hạn thanh toán
+ Lưu ý về cập nhật các hóa đơn để có thể theo dõi thanh toán chi tiết theo hóa đơn
-
Khi bắt
đầu sử dụng chương trình thì số tiền đầu kỳ còn phải trả cho nhà cung cấp của
từng hoá đơn mua và hạn thanh toán được cập nhật ở menu “Vào số dư đầu kỳ của
các hoá đơn”.
-
Thời
hạn trả tiền cho nhà cung cấp được tính dựa trên ngày hóa đơn của nhà cung cấp
chứ không dựa vào ngày của phiếu nhập.
-
Chương
trình cho phép theo dõi công nợ phải trả của từng hoá đơn nhập mua cũng như
thời hạn trả tiền cho từng hoá đơn.
-
Để chỉ
rõ hạn trả tiền khi cập nhập các hoá đơn ta phải điền số ngày đến hạn trả tiền
kể từ ngày ghi trên hoá đơn của nhà cung cấp. Ta có thể khai báo số ngày ngầm
định phải trả cho từng nhà cung cấp khi khai báo các thông tin liên quan đến
nhà cung cấp ở phần danh mục nhà cung cấp. Ta có thể sửa đổi số ngày ngầm định
này cho từng hoá đơn nhập mua cụ thể.
-
Đối với
mỗi hoá đơn nhập mua ta chỉ có thể theo dõi được 01 hạn thanh toán. Chương
trình sẽ hiểu số tiền phải trả vào ngày phải trả là toàn bộ số tiền trên hoá
đơn. Nếu ta chỉ muốn theo dõi trả tiền cho từng hoá đơn mà không cần theo dõi
hạn trả tiền thì không cần phải gõ thời hạn thanh toán.
+ Cập nhật tiền thanh toán cho các hóa đơn
-
Số tiền
đầu kỳ còn phải trả của từng hoá đơn mua hàng và hạn trả tiền được cập nhật ở
menu “Vào số dư đầu kỳ của các hoá đơn”.
-
Phiếu
chi trả tiền cho người bán được cập nhật ở phân hệ “Kế toán vốn bằng tiền”. Sau
khi các phiếu chi tiền được cập nhật ta có thể phân bổ số tiền đã chi trả cho
các hoá đơn của người bán. Việc này được thực hiện khi nhập phiếu chi hoặc ở
chức năng “Phân bổ chi trả tiền hàng cho các hoá đơn”.
-
Chương
trình cho phép theo dõi số tiền phải trả theo nguyên tệ ghi trên hoá đơn mua
hàng. Nếu loại tiền chi trả tiền khác với loại tiền ghi trên hoá đơn thì chương
trình sẽ tự động hỏi số tiền quy đổi ra loại tiền ghi trên hoá đơn.
-
Trong
một số trường hợp đặc biệt, ví dụ do mất điện đột ngột, có thể xảy ra hiện
tượng số tiền còn phải trả cho các hoá đơn không đúng với thực tế thì ta phải
chạy chức năng "Tính lại số tiền còn phải trả của các hoá đơn".
+ Điều chỉnh số tiền phải trả theo hóa đơn
Sử dụng chức năng
“Điều chỉnh công nợ phải trả theo hóa đơn” để tạo chứng từ điều chỉnh số tiền
phải trả. Chứng từ này chỉ dùng để điều chỉnh cho các hóa đơn khi lên báo cáo
chứ không có tác dụng hạch toán vào sổ kế toán mà chỉ thực hiện trên báo cáo theo dõi công nợ theo
hóa đơn để điều chỉnh giảm công nợ.
Khi mới sử dụng
chương trình Fast, khi vào số dư công nợ theo hóa đơn nhưng hóa đơn này đã được
thanh toán một phần, dùng điều chỉnh công nợ theo hóa đơn để điều chỉnh giảm
công nợ.
Lưu ý:
-
Trường
hợp có theo dõi công nợ chi tiết theo từng hóa đơn thì chứng từ này còn được
dùng để điều chỉnh số tiền còn phải trả của các hóa đơn mua hàng trước đó khi
lên các báo cáo chi tiết công nợ theo hóa đơn. Việc điều chỉnh này được thực
hiện ở menu “Kế toán mua hàng và công nợ phải trả/ Phân bổ tiền hàng trả cho
các hóa đơn”.
+ Báo cáo thuế GTGT hàng hóa, dịch vụ mua vào
Bảng kê hóa đơn
thuế GTGT hàng hoá, dịch vụ mua vào được lên ở phân hệ "Báo cáo
thuế".
2.13. Báo cáo hàng nhập mua và công nợ phải trả
+ Báo cáo hàng nhập mua
Các báo cáo liên
quan đến hàng nhập mua gồm có:
1. Bảng kê phiếu nhập
2. Bảng kê hóa đơn mua hàng và dịch vụ
3. Bảng kê phiếu xuất trả lại nhà cung cấp
4. Bảng kê phiếu nhập nhóm theo nhà cung cấp
5. Bảng kê phiếu nhập nhóm theo vụ việc
6. Bảng kê phiếu nhập của một vật tư
7. Bảng kê phiếu nhập nhóm theo dạng nhập
8. Bảng kê phiếu nhập nhóm theo mặt hàng
9. Tổng hợp hàng nhập mua
10. Tổng hợp hàng xuất trả lại nhà cung cấp
11. Báo cáo giá trị hàng nhập theo khách hàng,
vụ việc, mã nx
12. Báo cáo hàng nhập nhóm theo 2 chỉ tiêu.
+ Báo cáo công nợ theo nhà cung cấp
Các báo cáo liên
quan đến công nợ phải trả theo nhà cung cấp gồm có:
1. Sổ chi tiết công nợ của một nhà cung cấp
2. Sổ đối chiếu công nợ
3. Sổ chi tiết công nợ lên cho tất cả các nhà
cung cấp
4. Sổ tổng hợp công nợ chữ T của một nhà cung
cấp
5. Bảng cân đối số phát sinh công nợ của một
tài khoản
6. Bảng cân đối số phát sinh công nợ của nhiều
tài khoản
7. Bảng tổng hợp số dư công nợ cuối kỳ
8. Bảng tổng hợp số dư công nợ đầu kỳ.
Ngoài ra để tiện
cho tra cứu còn có các báo cáo sau:
9. Sổ chi tiết của một tài khoản
10. Sổ tổng hợp chữ T của một tài khoản
11. Bảng kê chứng từ
12. Bảng kê chứng từ theo vụ việc, khách hàng và
tài khoản đối ứng
13. Tổng hợp phát sinh theo vụ việc, khách hàng
và tài khoản đối ứng.
+ Báo cáo công nợ phải trả theo hoá đơn
Các báo cáo liên
quan đến công nợ phải trả chi tiết theo hóa đơn gồm có:
1. Bảng kê hoá đơn mua hàng và dịch vụ
2. Hỏi số dư của một nhà cung cấp
3. Bảng kê công nợ phải trả theo hoá đơn
4. Bảng kê chi tiết trả tiền cho các hoá đơn
5. Bảng kê chi tiết trả tiền cho các hóa đơn có
chênh lệch tỷ giá
6. Bảng kê công nợ phải trả cho các hoá đơn
theo hạn thanh toán
7. Sổ nhật ký mua hàng
8. Sổ nhật ký chi trả tiền mua hàng.
Bảng kê hóa đơn
thuế GTGT hàng hoá, dịch vụ mua vào được lên ở phân hệ "Báo cáo
thuế".
+ Báo cáo theo hợp đồng, đơn hàng
Các báo cáo liên
quan đến đơn hàng nhập mua gồm có:
1. Bảng kê đơn hàng
2. Báo cáo thực hiện hợp đồng mua
3. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch hợp
đồng mua
4. Sổ chi tiết hợp đồng
5. Tổng hợp số phát sinh theo hợp đồng
6. Bảng cân đối số phát sinh của các hợp đồng
7. Số dư đầu kỳ của các hợp đồng
8. Số dư cuối kỳ của các hợp đồng
9. Bảng kê chứng từ phát sinh theo hợp đồng.
ĐỊA CHỈ HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH CẤP TỐC TẠI HÀ NỘI
Mr Thật: 0989.233.284 – 0916.359.238
http://dayhocketoan.com/
Bạn muốn mua hàng mỹ giá rẻ, mua đồ mỹ, mua hàng ebay vietnam. Muốn vận chuyển hàng từ Anh về Việt Nam hay chuyển hàng từ Đức về Việt Nam? Chỉ cần liên hệ giaonhan247 là bạn sẽ được đáp ứng hết các yêu cầu đã đặt ra.
Trả lờiXóa